Múa lân sư rồng – nghệ thuật và tín ngưỡng

Đánh giá bài viết

Múa lân sư rồng là môn nghệ thuật dân gian thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là tết Nguyên đán và tết Trung thu. Theo quan niệm của người xưa, lân – sư – rồng là 3 linh vật tượng trưng cho thịnh vượng, phát tài, hạnh phúc và hanh thông. Vì vậy cứ mỗi dịp tết đến xuân về, khắp đường làng ngõ, xóm chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh chú lân, rồng hay ông Địa với những điệu múa vui nhộn làm cho mùa xuân thêm tươi mới.

TỪ TÍN NGƯỠNG…

Múa lân không chỉ là môn nghệ thuật dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân ta. Vì vậy, người chơi môn nghệ thuật này phải am hiểu tường tận từng bài múa, điệu múa sao cho vừa đẹp mắt vừa ẩn chứa những điều chúc phúc cho gia chủ. Để có một đoàn lân sư rồng thì ngoài yếu tố con người, còn phải có những hình ảnh tượng trưng là lân sư rồng với hình hài, màu sắc bắt mắt.

mua-lan-rong-le-hoi (8)

ĐẾN NGHỆ THUẬT…

Để có một bài múa, điệu nhảy đẹp mắt, người múa phải khổ luyện nhiều tháng, nhiều năm, đổ không ít mồ hôi, nước mắt và thậm chí là máu. Đoàn nghệ thuật lân sư rồng Long Anh Đường của anh Tuấn mới thành lập năm 2014. Vì vậy, hằng tuần 22 thành viên (đa số là học sinh) tranh thủ thời gian tập luyện từ 17-20 giờ, kể cả khi trời mưa. Em Đoàn Khắc Hoàng (10 tuổi), học sinh lớp 5, Trường tiểu học Thanh Bình (Bình Long) cho biết: “Ngày còn nhỏ, nghe ở đâu có múa lân là em chạy đến xem. Năm 2015, biết thầy Tuấn thành lập đội múa lân nên em đến xin học. Em đóng vai ông Địa, được thầy Tuấn dạy các động tác múa cơ bản và nâng cao. Mặc dù tập luyện với cường độ cao nhưng em không bỏ buổi nào”.

Để có được cái lắc đầu lân, những bước di chuyển nhịp nhàng, điệu nhảy thanh thoát, chính xác, đôi bạn múa phải thuộc các bài và đặc biệt là hiểu ý nhau. Một yếu tố quan trọng là sức khỏe, nhất là người cầm đuôi lân vì phải làm trụ vững chắc cho người cầm đầu lân có thể đứng trên người mình múa. Vì vậy, người múa lân phải học võ để có thế đứng tấn vững chắc. Hiện mỗi ngày, đội lân của anh Tuấn tập ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Những hôm có sô diễn lớn, đội duy trì tập luyện từ 2-3 giờ/ngày. Độ khó của các bài tập tăng dần. Múa lân trên giàn Mai hoa thung là khó nhất. Vì vậy, người múa lân giỏi cũng phải tập luyện nhiều lần và có sự phối hợp nhịp nhàng của bạn múa. Bởi Mai hoa thung gồm nhiều trụ sắt sắp xếp theo các bài múa (trụ cao nhất 2,2m, thấp nhất 1,5m), trên mỗi trụ có gắn một tấm sắt chỉ đủ đứng một chân. Mỗi khi tập trên giàn Mai hoa thung phải có đệm lót sàn và người đứng dưới đất hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *